Cách phiên thiết theo Lê Ngọc Trụ Phiên thiết Hán-Việt

Lê Ngọc Trụ có bài Lối đọc chữ Hán Tập san Đại học Văn Khoa (Sài Gòn) 1968, được đăng lại trong Từ điển Hán Việt. Hán ngữ cổ đại và hiện đại, Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh 1999 của Trần Văn Chánh. Lê Ngọc Trụ đưa ra bảng đối chiếu 4 thanh (bình, thượng, khứ, nhập) 2 bực (thượng, hạ) với 6 thanh Việt: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng:

Tứ thinh Hán ViệtThượng bình (âm bình): ngangHạ bình (dương bình): huyền và những chữ không dấu bắt đầu bằng l, m, n, ng, nh, d, v như: lê, minh, nhi, dân, văn, v.v.Thượng thượng: hỏiHạ thượng: ngã (và một số chữ ngoại lệ: nặng)Thượng khứ: sắcHạ khứ: nặngThượng nhập (có c, ch, t, p cuối): sắcHạ nhập (có c, ch, t, p cuối): nặngvà công thức để áp dụng phiên thiết:A = B + C thiếtA khởi đầu bằng phụ âm khởi đầu của B (nếu có), và lấy vần của CB: bực1 thanh1, C: bực2 thanh2 -> A: bực 1 thanh 2Lê Ngọc Trụ cho thí dụ:"Tiên" 仙, KHTĐ chua "tương + nhiên" hoặc "tô + tiền", Từ Nguyên và Từ Hải chua "tức + nhiên""Tiền" 前, KHTĐ chua "tạc + nhiên" hoặc "tài + tiên", Từ Nguyên và Từ Hải chua "tề + nghiên""Tô + tiền thiết", tuy tiếng sau là "tiền" (dấu huyền, "hạ bình" thinh), nhưng tiếng trước là "tô" (không dấu, thuộc thanh "âm") nên kết quả phải là thanh "bình thinh", không dấu: "t + iên ngang": "tiên"."Tài + tiên thiết", hoặc "tề + nghiên thiết", tiếng "tiên" và "nghiên", không dấu ở thanh "bình thinh", nhưng vì tiếng trước "tài" hoặc "tề" là tiếng có dấu huyền, thuộc "trọc âm", nên kết quả phải tìm ra "trọc bình thinh", dấu huyền: "t + iên huyền": "tiền".Phương pháp Lê Ngọc Trụ dễ nhớ, nhưng phải chú ý trường hợp "hạ bình" và "hạ thượng".